Không thể phủ nhận tính ứng dụng của biến tần trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, dệt,…biến tần ngày càng được phổ biến hơn, nhiều người biến đến hơn. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người thắc mắc không biết điện áp ngõ ra của biến tấn. Vì thế, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin của biến tần.
1.Tìm hiểu cấu tạo của biến tần
Trước tiên bạn cần tìm hiểu qua cấu tạo của biến tần gồm 3 thành phần khối chính như sau:
Khối nén điện áp AC của ngõ vào thành điện DC một chiều thông thường được sử dụng mạch nén điện DC cho toàn chu kỳ sử dụng đi ốt tụ điện và điện trở.
Khối điện khiển sẽ bao gồm bo mạch vi xử lý giúp điều khiển quá trình hoạt động và cài đặt các thông số và hiển thị lỗi của biến tần.
Khối ngõ ra thì thường được cấu tạo bởi 6 IGBT, điều này để làm băm xung điện DC đã nén được ở khối ngõ vào thành dạng điện áp gần giống như dạng điện ba pha Sin.
2.Điện áp ngõ ra của biến tần dạng gì?
Về cấu tạo của biến tần thì điện áp ngõ ra thực chất không phải là điện ba pha như bình thường mà là điện áp DC được băm xung để có chức năng tương đương với sử dụng cho động cơ ba pha.
Tùy theo từng loại biến tần mà cách điều khiển băm xung sẽ khác nhau nên sẽ có nhiều dạng ngõ ra khác nhau.
Một số vấn đề phát sinh ngõ ra biến tần:
Đặc tính của ngõ ra là băm xung DC cho nên sẽ giúp cho biến tần có thể điều khiển hoạt động của motor với khả năng tiết kiệm điện một cách tối ưu nhất.
Khi lắp biến tần cho motor thì thường tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ trên 10%.
Đặc tính ngõ ra không phải là điện áp AC dạng sin như bình thường cho nên nếu như sử dụng một số loại đồng hồ VOM hoặc là điện tử giá rẻ thì gần như không thể được được điện áp của ngõ ra.
Trường hợp này nếu muốn xem điện áp ngõ ra của biến tần thì có thể mở thông số monitor lên trên biến tần hoặc có thể sử dụng một số loại đồng hồ thuộc dạng chuyên dụng dùng để đo cho chính xác.
Điện áp ngõ ra của biến tần chỉ là dạng điện có chức năng tương tự như dạng sin cho nên biến tần sẽ chỉ có thể dùng được cho các loại động cơ ba pha, nếu như dùng cho những thiết bị điện khác thì sẽ gây ra tình trạng hư hỏng cho thiết bị đó và cả biến tần.
3.Những trường hợp không thể dùng được biến tần
Nếu thiết bị điện lạnh điện 60Hz muốn sử dụng biến tần chuyển điện của VN 50Hz sang 60Hz để sử dụng thì không được. Bởi vì ngõ ra của biến tần không phải dạng sin cho nên sẽ gây ra tình trạng hư hỏng.
Trường hợp này cần phải sử dụng bộ convert tần số điện chuyên dụng.
Nếu khu vực không có điện ba pha nhưng muốn chuyển điện một pha sang ba pha để sử dụng cho thiết bị điện không phải motor thì không nên dùng biến tần.
Trường hợp này phải sử dụng biến thế một pha ra ba pha.