Biến tần gián tiếp là gì? Biến tần là một trong những thiết bị được cho là hỗ trợ tốt, đem lại sự ổn định và tiết kiệm điện cho các động cơ. Trên thị trường hiện này có rất nhiều thiết bị hỗ trợ truyền tải điện giúp cho bạn lựa chọn biến tần phù hợp. Bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích về biến tần.
1.Biến tần gián tiếp là gì?
Biến tần gián tiếp là thiết bị hoạt động dựa theo nguyên lý chuyển đổi công suất điện vào và các tần số lưới được chuyển thành công suất điện ra sao cho phù hợp với tần số theo yêu cầu cấp cho tải thiết bị.
Điện lưới xoay chiều được chuyển đổi thành điện một chiều thông qua phần chỉnh lưu trên thanh cái một chiều. Sau đó thì điện một chiều này sẽ lại được chuyển đổi thành điện xoay chiều cấp cho tải qua nghịch lưu.
2.Cấu trúc của các bộ biến tần gián tiếp
Để có thể làm biến đổi tần số thì cần phải thông qua một khâu trung gian một chiều biến tần gián tiếp. Chức năng của các khối như sau:
2.1.Chỉnh lưu
Chỉnh lưu có chức năng là biến đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều. Chỉnh lưu cũng có thể là không điều chỉnh được hoặc có điều chỉnh được.
Đa số các chỉnh lưu ngày nay là không điều chỉnh, bởi vì điều chỉnh điện áp một chiều trong phạm vi rộng sẽ gây ra tình trạng làm tăng kích thước của bộ lọc và làm giảm hiểu suất bộ biến đổi.
Nói tóm lại thì chức năng của biến đổi điện và tấn số được thực hiện bởi nghịch lưu thông qua luật điều khiển.
Trong các bộ biến đổi công suất lớn thì người ta thường sử dụng chỉnh lưu bán điều khiển với chức năng làm nhiệm vụ bảo vệ cho toàn bộ hệ thống khi bị quá tải.
Tùy theo tầng nghịch lưu yêu cầu mà nguồn dòng hay nguồn áp mà bộ chỉnh lưu sẽ đáp ứng để tạo ra dòng điện hay điện áp tương đối ổn định.
2.2.Lọc
Bộ lọc thì có nhiệm vụ là san phẳng điện áp ra sau mỗi khi được chỉnh lưu.
2.3.Nghịch lưu
Chức năng chính của nghịch lưu chính là biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều có tần số có thể thay đổi được và làm việc vói phụ tải độc lập.
Nghịch lưu thì có thẻ là một trong 3 loại như sau:
#nghịch lưu nguồn áp: đây là dạng nghịch lưu điện áp ra tải được định dạng trước dòng điện phụ thuộc vào tính chất tải. Nguồn điện áp cung cấp thì cần phải là nguồn sức điện động có nội trở nhỏ.
Trong các ứng dụng điều khiển động cơ và thường được sử dụng nghịch lưu nguồn áp.
#nghịch lưu nguồn dòng: nghịch lưu nguồn dòng thì lại trái ngược với dạng nghịch lưu nguồn áp phía trên. Dạng dòng điện ra tải được định hình trước, còn dạng điện áp thì phụ thuộc vào tải.
Nguồn cung cấp cũng phải là nguồn dòng để đảm bảo giữ dòng một chiều ổn định.
Vì vậy nếu như nguồn là sức điện động thì phải có điện cảm đầu vào đủ lớn hoặc đảm bảo điều kiện trên theo nguyên tác điều khiển ổn định dòng điện.
#nghịch lưu cộng hưởng: đây là loại được dùng nguyên tắc cộng hưởng khi mạch hoạt động, do đó điện áp thưởng có dạng hình sin, cả điện áp và dòng điện ta tải đều phụ thuộc vào tính chất tải.
3.Tính ứng dụng của bộ biến tần
Biến tần thường được ứng dụng phổ biến vào các thiết bị như sau:
# Biến tần gián tiếp cho bơm nước: biến tần giúp điều khiển cộng cơ cho phép điều khiển được áp lực và lưu lượng một cách tùy chọn. biến tần giúp tối ưu hoạt động của các động cơ, tiết kiệm điện năng lượng.
# Biến tần cho thiết bị quạt hút/đẩy: biến tần sẽ giúp cho việc điều khiển động cơ cho phép điều khiển những áp lực, điều chỉnh lưu lượng theo yêu cầu cần thiết, khởi động mềm. Giúp tối ưu hóa hoạt động của động cơ được tốt hơn và tiết kiệm năng lượng điện hơn.
# Biến tần cho máy nén khí: chế độ điều khiển việc cung cấp khí thông thường được hoạt động việc đóng/cắt thiết bị, chế độ này sẽ kiểm soát không khí đầu vào ua van cửa một cách tốt hơn.
# Biến tần gián tiếp cho băng tải: hệ thông truyền chuyển động băng tải có momen khởi động là rất lớn, biến tần sẽ có thể tạo ra momen khởi động cao nhưng vẫn đảm bảo được dòng điện khởi động trong phạm vi định mức giới hạn cho phép của lưới điện hoạt động.
Khả năng khởi động và khả năng dừng rất nhẹ nhàng sẽ được thực hiện bằng cách điều khiển thời lượng cần thiết dể tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ.
# Biến tần cho thiết bị nâng/hạ: trong hệ thống thiết bị nâng hạ trong xây dựng và trong công nghiệp thường hay gặp các vấn đề thiết bị về hỗ trợ công nghệ, trong quá trình thiết kế truyền thống thì chưa đáp ứng tốt trong quá trình hoạt động.
Khó kiểm soát được tốc độ trong quá trình chạy và chỉ chạy được ở một tốc độ thấp cố định. Vấn đề tăng hay giảm tốc độ dễ dẫn đến tình trạng sốc cơ khí xảy ra.
Khi lắp biến tần gián tiếp sẽ giúp cho các momen xoắn vã hãm giúp cho ứng dụng như cần trục và pa lăng khả thi bằng việc sử dụng động cơ xoay chiều. biến tần giành cho thiết bị nâng hạ sẽ tích hợp các hệ thống hãm tái sinh và tra năng lượng về lưới một cách an toàn và tiết kiệm.