Cách dùng biến tần Siemens V20 như thế nào là điều mà đa số người dùng thường tìm đến VPIC để được hỗ trợ. Hôm nay, VPIC sẽ làm một bài viết để hướng dẫn kỹ hơn cách sử dụng biến tần V20.
1 – Sơ lược về biến tần SINAMICS V20
Dòng máy biến tần SINAMICS V20 có thể đáp ứng được nhu cầu về một giải pháp truyền động đơn giản, tiết kiệm năng lượng và giá thành rẻ.
Biến tần SINAMICS V20 có kích thước nhỏ gọn, công suất đáp ứng từ 0.12Kw đến 15Kw hỗ trợ cho điện lưới 1 pha 220V và 3 pha 380V.
Qua màn hình tích hợp trên biến tần, giúp cho người dùng sử dụng thuận tiện và dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn tích hợp modun truyền thông theo tiêu chuẩn USS và Modbus RTU nên có thể tích hợp dễ dàng với hệ thống điều khiển.
2 – Hướng dẫn cách dùng biến tần Siemens V20
2.1 – Cách lắp đặt cơ khí
Biến tần cần được lắp trong tủ điện theo hướng thẳng đứng và không gian phù hợp như hình dưới đây
Biến tần V20 hỗ trợ 2 kiểu lắp cơ khí:
2.1.1 – Lắp biến tần có phần tản nhiệt nằm trong tủ
2.1.2 – Lắp biến tần có phần tản nhiệt nằm ngoài tủ
2.2 – Cách dùng biến tần Siemens V20 – Cách lắp đặt phần điện
A- Sơ đồ tổng quát hệ thống kết nối của biến tần Siemens V20
B- Sơ đồ đấu dây chi tiết
Nguồn 10V:
Chân điều khiển 10V: giúp cung cấp điện áp ra 10V (± 5%) 11mA
Chân Analog ngõ vào:
Chân điều khiển AI1: Kênh analog ngõ vào 1, hỗ trợ analog giá trị -10V đến +10V, 0mA đến 20mA
Chân điều khiển AI2: Kênh analog ngõ vào 2, hỗ trợ analog giá trị 0V đến +10V, 0mA đến 20mA
Chân Analog ngõ ra:
Chân điều khiển AO1: Kênh analog ngõ ra, hỗ trợ analog giá trị 0mA đến 20mA.
Chân điều khiển 0V:
Chân 0V dùng cho kênh analog và truyền trhoong RS485
Truyền thông RS485:
Chân điều khiển P+ : Chân RS485 +
Chân điều khiển N- : Chân RS485 –
Ngõ vào số:
Chân điều khiển DI1, DI2: Chân digital ngõ vào, hỗ trợ kết nối dạng Source và Sink
Chân điều khiển DI3: Hoạt động ở điện trong dãy điện áo 0V – 30V
Chân điều khiển DI4: Điện áp > 11V là mức 1, điện áp < 5V là mức 0
Chân điều khiển DIC: Chịu được dòng điện 15mA.
Nguồn 24V: Cung cấp điện áp ra 24V (± 15%) 50mA
Nguồn 0V: Chân 0V của nguồn 24V
Ngõ ra transistor:
Chân điều khiển DO1+ : Chân ngõ ra DO1 transistor
Chân điều khiển DO1- : Điện áp hoạt động là 35VDC, 100mA
Ngõ ra Relay: Điện áp hoạt động 220V AC/30VDC, 0.5A
Chân điều khiển DO2 NC: Chân ngõ ra DO2 relay thường đóng
Chân điều khiển DO2 NO: Chân ngõ ra DO2 relay thường mở
Chân điều khiển DO2 C: Chân ngõ ra DO2 relay chung
2.3 – Cách dùng biến tần Siemens V20 – Cài đặt thông số
2.3.1 – Màn hình điều khiển BOP
Chức năng của các phím:
Phím STOP: thời gian nhấn phím <2s là tắt động cơ theo OFF1 ở chế độ HAND. Thời gian nhấn phím >3s là tắt động cơ khẩn cấp theo OFF2 ở chế độ HAND.
Phím RUN: chạy động cơ ở chế độ HAND
Phím FUNCTION: Thời gian nhấn phím <2s là dùng để truy cập và thay đổi giá trị các thông số của biến tần. Thời gian nhấn phím >2s là để được hướng dẫn cụ thể trong các phần dưới.
Phím FUNCTION + OK: Chuyển đổi giữa các chế độ HAND, AUTO và JOG
Phím UP: tăng giá trị setpoint ở chế độ HAND, tăng giá trị parameter cần cài đặt
Phím DOWN: giảm giá trị setpoint ở chế độ HAND, giảm giá trị parameter cần cài đặt
Phím UP + DOWN: Đảo chiều động cơ ở chế độ HAND
Phím FAULT: Biến tần báo lỗi
Phím ALARM: Biến tần hiện cảnh báo
Phím RUNNING: Hiện luôn là động cơ đang chạy. Nếu nhấp nháy là biến tần đang ở chế độ bảo vệ.
Phím REVERSE: Động cơ đang chạy ngược
Phím AUTO/HAND/JOG: hiện luôn là biến tần đang ở chế độ HAND, nếu nhấp nháy là biến tần đang ở chế độ JOG.
Ý nghĩa của các đèn LED:
Sáng vàng : Đang cấp nguồn
Sáng xanh : Biến tần ở trạng thái sẵn sàng
Nháy xanh 0.5Hz : Biến tần đang ở chế độ cài đặt
Nháy đỏ 2Hz : Biến tần đang bị lỗi
Nháy cam 1Hz : Đang sao chép dữ liệu
2.3.2 – Cấu trúc tổng quát của menu parameter
Menu các thông số của biến tần được chia ra làm 3 mục lớn:
Setup Menu: Dùng để cài đặt thông số động cơ, chức năng IO, chức năng ứng dụng. Menu này giúp ta cài đặt biến tần nhanh hơn với bằng cách liệt kê ra các thông số thông dụng hay dùng.
Display menu: hiển thị các giá trị trạng thái của động cơ như tần số ngõ ra, điện áp ngõ ra, dòng điện ngõ ra, điện áp DC, setpoint.
Parameter Menu: Dùng để cài đặt và xem tất cả các thông số của biến tần kể cả những thông số mà Setup Menu không hỗ trợ.
2.3.3 – Chọn 50Hz/60Hz (50Hz/60Hz Selection Menu)
2.3.4 – Xem các thông số trạng thái của biến tần (Display Menu)
Các thông số trạng thái của biến tần có thể xem được bằng cách dùng phím OK theo sơ đồ hướng dẫn dưới đây:
Sơ đồ này còn hướng dẫn cách chuyển giữa các Parameter Menu, Display Menu, Setup Menu bằng cách dùng phím M.
2.3.5 – Cách chỉnh sửa thông số trong biến tần Siemens V20
Trong tài này khi đề cập đến thay đổi thông số Pxxxx thì có nghĩa là thay đổi thông số Pxxxx In0000, nếu đề cập đến việc thay đổi Pxxxx[x] có nghĩa là thay đổi Pxxxx In000x.
Để thấy và thay đổi được các thông số của biến tần chúng ta phải vào Parameter Menu hoặc Setup Menu.
Inxxx là thông số nằm trong Pxxxx và chứa giá trị của thông số Pxxxx.
Tại thông số cần chỉnh nhấn phím OK <2s là truy cập vào trong thông số đó, nhấn phím OK >2s để thay đổi từng số của thông số, số được chọn để thay đổi thì nhấp nháy. Sau khi thay đổi số đã chọn nhấn OK <2s để chuyển sang chọn số tiếp theo.
2.3.6 – Reset biến tần về mặc định
Vào Parameter Menu, thay đổi thông số P0010 = 30, P0970 = 1, lúc này màn hình biến tần hiển thị trạng thái 8888 (đang xử lý nội bộ), khi màn hình hết trạng thái 8888 là đã reset xong.
2.3.7 – Cài đặt nhanh với Setup Menu
Setup Menu sẽ giúp chúng ta cài đặt nhanh các thông số với những ứng dụng cơ bản, sơ đồ khái quát của Setup menu như hình dưới:
Hy vọng với những thông tin chia sẻ này, các bạn sẽ biết cách dùng biến tần Siemens V20. Nếu trong quá trình vận hành, bạn gặp phải các vấn đề về kỹ thuật thì có thể liên hệ vào số hotline 0896 422 224 để được hỗ trợ.